Chương trình Tơ lòng trên phím nhạc đã thực hiện rất nhiều chương trình trong suốt thời gian qua. Xin vào link bên dưới để theo dõi toàn bộ những chương trình đã đăng: https://www.youtube.com/playlist?list=PLCPWbHSd2o_e56X90idBkQvhzywgcDftA
Mong bạn sẽ thưởng thức và tiếp tục theo dõi, ủng hộ cho nhóm thực hiện chương trình. Bấm nút LIKE và SUBSCIBE là cách tốt nhất để giúp cho kênh Tơ Lòng Trên Phím Nhạc được tồn tại và phát triển rộng rãi đến với mọi người để góp một bàn tay gìn giữ kho tàng âm nhạc của thời Việt Nam Cộng Hòa.
Trân trọng.
Chương Trình Tơ Lòng Trên Phím Nhạc # 254
Nhạc sĩ: Trịnh Công Sơn II - Ca khúc da vàng 2.
00:00:00 Lời giới thiệu
00:02:45 01 - Cho một người vừa nằm xuống – Thanh Lan
00:10:10 02 - Đi tìm quê hương – Khánh Ly
00:16:00 03 - Du mục – Duy Trác
00:23:50 04 - Giọt nước mắt cho quê hương – Bảo Yến
00:30:48 05 - Huế Sài Gòn Hà Nội – Lê Uyên
00:35:46 06 - Ngụ ngôn mùa đông – Khánh Ly
00:40:56 07 - Ngày dài trên quê hương – Diệu Thúy
00:48:30 08 - Người con gái Việt Nam – Hồng Hạnh
00:57:00 09 - Người già và em bé – Nguyễn Hồng Ân
01:04:16 10 - Một buổi sáng mùa xuân – Khánh Ly
Tiểu sử Trịnh Công Sơn (1939 - 2001)
Quê quán của Trịnh Công Sơn tại làng Minh Hương, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên (Huế), nhưng ông chào đời tại Lạc Giao, Ban Mê Thuột vào năm 1939. Gia đình Trịnh Công Sơn có 8 anh em, ba trai năm gái mà ông là con trai lớn. Khi còn nhỏ sống ở Huế, ông học tại Lyceè Francais và Provindence. Lớn lên vào Sài Gòn, ông học Triết tại trường Pháp Lyceé J.J Rousseau và tốt nghiệp tú tài. Năm 1961, ông theo học ngành tâm lý giáo dục trẻ em tại trường sư phạm Qui Nhơn. Sau khi tốt nghiệp, ông dạy học tại một trường tiểu học ở Bảo Lộc, Lâm Đồng. Từ bé, Trịnh Công Sơn đã thích ca hát, mới 10 tuổi đã biết xướng âm, sử dụng đàn Mandolin và thổi sáo trúc. Năm 17 tuổi, Trịnh Công Sơn sáng tác "Sương đêm" và "Sao chiều".
Năm 1955, hiệp định Geneve được ký kết, Pháp rút khỏi Việt Nam, đồng thời trong năm này gia đình Trịnh Công Sơn cũng gặp phải một biến cố đau thương. Người cha Trịnh Xuân Thanh mà anh em Trịnh Công Sơn nhất mực kính yêu đột ngột mất đi trong một tai nạn giao thông. Năm đó, Trịnh Công Sơn được 16 tuổi, còn mẹ ông, bà Lê Thị Quỳnh 34 tuổi đang mang bầu cô con gái út Trịnh Vĩnh Trinh được 4 tháng. Sự ra đi của người cha đã giáng một đòn mạnh vào gia đình Trịnh Công Sơn, đặc biệt là cậu con trai cả vừa mới lớn với tâm hồn còn non nớt. Những mất mát đã trở thành nỗi ám ảnh trong đời sống và cả âm nhạc sau này của Trịnh Công Sơn.
Năm 1958, tên tuổi của Trịnh Công Sơn bắt đầu được nhiều người biết đến. Tiếp theo là những năm mà nhạc phản chiến của ông được hát khắp nơi, nhất là với tiếng hát độc đáo của Khánh Ly, đã trở nên những ca khúc thời thượng, được giới sinh viên học sinh ủng hộ nồng nhiệt. Chẳng những chính quyền Việt Nam cấm phổ biến một số nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn, vì tính cách phản chiến quá rõ ràng, mà ngay cả cái gọi là "Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam", tấm bình phong của Cộng Sản trong cuộc xâm lăng miền Nam cũng không đồng ý việc ông cho cuộc chiến Việt Nam là "Nội chiến" trong nhạc phẩm "Gia tài của mẹ", vì theo họ thì cuộc chiến này là cuộc đấu tranh đuổi ngoại xâm và thống nhất hai miền Nam Bắc. Ngoài việc sáng tác, Trịnh Công Sơn còn làm thơ. ông đã phổ nhạc từ một số những bài thơ của chính mình.
Trong ba năm ở Bảo Lộc từ 1964 – 1967, ngoài những lúc đi dạy, Trịnh Công Sơn dành khá nhiều tâm sức cho âm nhạc. Trịnh Công Sơn vừa sáng tác, vừa đi đi về về giữa Sài Gòn và Bảo Lộc, để tìm cách phát hành những sáng tác của mình. Đây cũng là những năm tháng không thể nào quên của mối tình hoa mộng Trịnh Công Sơn và Dao Ánh. Trong 3 năm thư từ qua lại, từ Bảo Lộc, Trịnh Công Sơn đã gửi về Huế cho Dao Ánh khoảng 300 bức thư tình với những lời thư tình tự, bay bổng tuyệt đẹp.
Ngoài những nhạc phẩm độc đáo về tình ca, Trịnh Công Sơn còn nổi tiếng hơn với những ca khúc đậm nét phản chiến, ca ngợi hòa bình. Người ta thường gọi những nhạc phẩm này bằng cái tên "Ca khúc Da Vàng" để tránh lẫn lộn với những nhạc phẩm phản chiến của các nhạc sĩ khác. Từ khoảng năm 1965 - 1966, Trịnh Công Sơn bắt đầu sáng tác loại nhạc phản chiến này.
Năm 1971, ông đóng vai chính trong phim "Đất Khổ". Năm 1974, cuộn phim hoàn tất nhưng sau vài lần chiếu thì bị đình chỉ với lý do "có tính phản chiến". Sau năm 1975, chính quyền Cộng Sản cũng không cho trình chiếu tại Việt Nam.
Năm 2001, Trịnh Công Sơn qua đời tại Sài Gòn. Có lẽ ông đã trở về một cõi, nơi ông có thể tìm được cho mình một sự bình an vĩnh cửu : Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt, rọi suốt trăm năm một cõi đi về ...
Sau đợt ốm nặng năm 2001, ông qua đời ngày 1 tháng 4 năm 2001. Nguyên nhân cái chết là sơ gan, suy thận, tiểu đường, xuất huyết tiêu hoá, viêm phổi rất nặng.