Tất tần tật về ISO

Tất tần tật về ISO

9.349 Lượt nghe
Tất tần tật về ISO
VAI TRÒ VÀ CÁCH THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA ISO - Về cơ bản, ISO là sự khuếch đại tín hiệu ánh sáng đã thu được vào cảm biến để đảm bảo tấm ảnh được chụp đúng sáng (thường là khuếch đại tín hiệu ánh sáng sáng thêm lên nếu tấm ảnh bị chụp thiếu sáng với ISO cơ sở). Qui trình phổ biến trên các máy ảnh kỹ thuật số là thu tín hiệu ánh sáng từ cảm biến, sau đó khuếch đại các tín hiệu này bằng bộ khuếch đại Analog, tiếp theo mới chuyển đổi các tín hiệu Analog này sang dữ liệu kỹ thuật số Digital, khuếch đại kỹ thuật số bổ sung rồi cuối cùng mới tới bộ vi xử lý ghi dữ liệu. Do đó, ISO chỉ khuếch đại chứ rõ ràng không làm tăng thêm hoặc giảm đi lượng ánh sáng thực tế đi vào cảm biến nên nếu hiểu thật chính xác thì ISO không phải là 1 trong 3 nhân tố thực sự của tam giác phơi sáng (Exposure triagle). Sau khi thực sự phơi sáng xong bởi khẩu độ ống kính và tốc độ màn trập, ISO thực chất làm công việc hậu kỳ theo cài đặt ISO của chúng ta sau khi chụp xong là khuếch đại tín hiệu ánh sáng vừa thu được thường để sáng thêm lên cho tấm ảnh đủ sáng như chúng ta nhìn thấy trong ống ngắm hoặc LCD trước khi chụp. - Ở những vùng tối nhất trong ảnh, nhiễu có thể xảy ra ngay cả khi được chụp với ISO thấp. Và người ta cũng chứng minh rằng, ISO cao không tạo ra nhiễu mà chỉ khuếch đại thêm những tín hiệu nhiễu vốn có ở ISO thấp. - Các máy ảnh Fujifilm có chế độ ISO tự động với 3 chế độ cài đặt khác nhau có thể sử dụng trong những tình huống có môi trường ánh sáng khác nhau. Mỗi cài đặt có 3 lựa chọn gồm độ nhạy sáng mặc định (Default sensityvity) có mức thấp nhất thường là mức ISO cơ sở của máy, độ nhạy sáng tối đa (Max. sensityvity) có mức tối đa thường là mưc ISO tối đa của dải ISO gốc in trên vòng xoay ISO, và tốc độ chụp tối thiểu (Min. shutter speed) tùy chọn bất kỳ theo mong muốn. CÁC THUẬT NGỮ VỀ ISO PHỔ BIẾN HIỆN NAY - ISO cơ sở (Base ISO) là một mức ISO cụ thể mà tại đó bộ khuếch đại tín hiệu analog không khuếch đại gì cả, tức là chúng ta phơi sáng đủ chỉ với 2 yếu tố là khẩu độ ống kính và tốc độ màn trập. Trên lý thuyết, mức ISO cơ sở sẽ cho chất lượng tấm ảnh tốt nhất. ISO cơ sở của máy ảnh Fujifilm X-T5 là 125, trong khi của X-T4 hoặc X-T3 là 160, và của X-T2 là 200. ISO cơ sở chính là chỉ số ISO thấp nhất được in trên vòng xoay ISO và giống nhau trên các máy ảnh sử dụng cùng thế hệ cảm biến X-trans. - ISO gốc (Native ISO) là một dải ISO mà mạch khuếch đại tín hiệu analog có thể thực hiện được, bắt đầu từ ISO cơ sở là không khuếch đại gì cho tới khả năng khuếch đại tối đa của nó. Dải ISO gốc của X-T3 là từ 160-12800 và của X-T2 là 200-12800. Mức độ ISO tối đa trong dải ISO gốc cũng chính là chỉ số lớn nhất được in trên vòng xoay ISO trên các máy ảnh Fujifilm. - ISO mở rộng (Expanded ISO) có thể là một mức ISO cụ thể hoặc một dải ISO, mở rộng hơn so với dải ISO gốc mà máy ảnh sử dụng bộ vi xử lý kỹ thuật số để khuếch đại thêm khi cần thiết khi vượt quá khả năng xử lý của mạch analog của dải ISO gốc. Việc này giống như chúng ta tăng giảm thanh phơi sáng Exposure trên các phần mềm biên tập ảnh vậy. Trên vòng xoay ISO của các máy ảnh Fujifilm, ISO mở rộng chính là mức L (low) và mức H (high). Ví dụ trên máy X-T3, mức ISO mở rộng ở đầu ISO thấp là 80 và mức ISO mở rộng ở đầu ISO cao là 25600 và 51200. - Thời gian gần đây có thêm công nghệ ISO băng tần kép (Dual native ISO) tức là máy ảnh sẽ có 2 ISO cơ sở. Ví dụ Panasonic đã phát minh và sử dụng băng tần kép trên nhiều máy ảnh của mình với ISO cơ sở là 100 cho mạch khuếch đại thấp và 800 cho mạch khuếch đại cao. Mấu chốt là khi ánh sáng yếu, cảm biến trên các pixel có khả năng tự động chuyển mạch sang mạch khuếch đại cao sẽ có khả năng khuếch đại mạnh hơn kèm theo khả năng khử nhiễu bổ sung nên sau khi chuyển đổi sang tín hiệu số cũng chỉ cần mức độ khuếch đại KTS tương tự như mạch ISO thấp. Và do đó tỉ lệ nhiễu trên tín hiệu ở mạch ISO cao khá tương đồng với tỉ lệ đó trên mạch ISO thấp. KHẢ NĂNG KHỬ NHIỄU ỨNG DỤNG A.I. KHI HẬU KỲ Trong những điều kiện ánh sáng quá khắc nghiệt, chúng ta vẫn phải chụp với ISO rất cao như 6400 trở lên thì chúng ta vẫn còn cơ hội ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong các phần mềm biên tập ảnh chuyên nghiệp hiện nay. Tôi đã sử dụng chức năng khử nhiễu Denoise trên Camera Raw 16 bằng ứng dụng công nghệ AI, tuy thời gian thực hiện khá lâu, khoảng tới 1 phút nhưng kết quả trả về rất là tuyệt vời. Với tấm ảnh sau khi khử nhiễu, chúng ta vẫn có thể tăng độ nét mà không bị độ nhiễu quay lại. Với khả năng này, chúng ta hoàn toàn có thể tái sinh những tấm ảnh đã chụp với ISO quá cao trước đây không thể sử dụng được, tuy không hoàn hảo nhưng đó là một kết quả rất bất ngờ. Nên chụp chế độ thủ công hay bán tự động? https://www.youtube.com/watch?v=vSDQNC49_UY&t=2s 0:00 Đặt vấn đề 1:06 Giới thiếu kênh 1:24 Vai trò & cách thức hoạt động của ISO 6:54 Các thuật ngữ về ISO phổ biến hiện nay 9:28 Khả năng khử nhiễu ứng dụng A.I. khi hậu kỳ #photography #fujifilm #iso #basicphotography #camera