CS/Q.12/B.7.1: LÃNH ĐẠO NHẬN TRÁCH NHIỆM - MS ĐIỂU GÔ (CS12: CON NGƯỜI, NHIỆM VỤ và MỤC TIÊU) LĐTGPÂ

CS/Q.12/B.7.1: LÃNH ĐẠO NHẬN TRÁCH NHIỆM - MS ĐIỂU GÔ (CS12: CON NGƯỜI, NHIỆM VỤ và MỤC TIÊU) LĐTGPÂ

44 Lượt nghe
CS/Q.12/B.7.1: LÃNH ĐẠO NHẬN TRÁCH NHIỆM - MS ĐIỂU GÔ (CS12: CON NGƯỜI, NHIỆM VỤ và MỤC TIÊU) LĐTGPÂ
CS 12 : CON NGƯỜI, NHIỆM VỤ và MỤC TIÊU - CS6261 / Tiến sĩ Billie Davis (People, Tasks And Goals / by Dr. Billie Davis) Phần Ba : MỤC TIÊU – LÃNH ĐẠO LẬP RA CÁC MỤC TIÊU VÀ LÀM VIỆC VỚI NGƯỜI KHÁC ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC BÀI 7.1: LÃNH ĐẠO NHẬN TRÁCH NHIỆM Dàn Bài Ê-XƠ-TÊ – NGƯỜI LÃNH ĐẠO SẴN LÒNG LÃNH ĐẠO HIỂU RÕ BẢN CHẤT CỦA MỤC TIÊU LÃNH ĐẠO NHẬN TRÁCH NHIỆM Mục Tiêu Bài Học Sau khi hoàn tất bài học này bạn có thể: • Mô tả những nguyên tắc lãnh đạo trong ký thuật về Ê-xơ-tê, nhận biết và áp dụng những nguyên tắc này. • Nhận biết các loại mục tiêu và mục đích, giải thích tầm quan trọng và hiệu quả của chúng. • Thể hiện sự hiểu biết về những khái niệm trách nhiệm và thực tế. Hoạt Động Học Tập 1. Hãy đọc sách Ê-xơ-tê. Cho dù bạn đã quen thuộc câu chuyện nhưng hãy đọc lại một lần nữa, vì mục đích cụ thể là tìm ra những nguyên tắc lãnh đạo. Bạn có thể ghi chú lại khi đọc. Triển Khai Bài Học: Từ đầu khóa học chúng ta đã nhấn mạnh ba ý chính trong khái niệm lãnh đạo. Đó là: người lãnh đạo và người đi theo, các công việc họ làm, và mục đích của họ. Trong Phần Một, trọng tâm là con người. Chúng ta đã chú ý phần lớn đến những phẩm chất lãnh đạo và mối quan hệ của họ với người khác. Trong Phần Hai, trọng tâm là nhiệm vụ. Chúng ta đã xem xét những nhiệm vụ của người lãnh đạo và kỹ năng lãnh đạo. Trong Phần Ba, trọng tâm là mục tiêu. Trong bài học này chúng ta sẽ học về bản chất và tầm quan trọng của những mục đích và mục tiêu. Bài 8 sẽ dạy chúng ta cách thức sử dụng những mục tiêu trong việc lập kế hoạch và hành động. Ê-XƠ-TÊ – NGƯỜI LÃNH ĐẠO SẴN LÒNG Mục Tiêu 1. Nhận biết những ví dụ về những phẩm chất lãnh đạo, nhiệm vụ và mục tiêu. Mỗi cá nhân nhận thấy chính họ trong những vị trí lãnh đạo trong nhiều cách. Thường thì một người lãnh đạo được công nhận dựa vào những nhu cầu trong một nhóm. Người lãnh đạo được chấp nhận bởi vì họ được tín nhiệm là một người có thể đáp ứng những nhu cầu trong nhóm. Phải có một mục tiêu (có thể là một vấn đề cần được giải quyết) cho việc cần một người lãnh đạo. Sau đó, loại mục tiêu hay vấn đề sẽ quyết định hay ảnh hưởng lớn đến việc lựa chọn người lãnh đạo cần thiết. Ê-xơ-tê đã làm theo kế hoạch một cách hợp lý. Bà đã không vội vàng than khóc trong sự lo lắng cho mạng sống của bà và dân tộc bà, nhưng bình tĩnh mời nhà vua dự yến tiệc với bà để bà có thể trình bày vấn đề một cách tốt nhất. Thay mặt cho dân Do Thái, từng chút một bà dẫn dắt vua hiểu được tình hình và vua đã bị thuyết phục. LÃNH ĐẠO HIỂU RÕ BẢN CHẤT CỦA MỤC TIÊU Mục Tiêu 2. Phân biệt giữa những mục tiêu tổ chức và mục tiêu thực hiện. Trong công việc Chúa, mục tiêu tối hậu của chúng ta là thuộc linh và mở mang. Chúng ta gọi đó là mục tiêu tổ chức. Điều lớn nhất là đem thế gian trở lại với Đấng Christ. Một lần nữa hãy chú ý cách Ê-xơ-tê chuyển từ mục tiêu này sang mục tiêu khác. Bà phải đạt được sự chấp thuận của nhà vua. Bà phải chắc chắn rằng vua hiểu rõ tình hình để có thể hành động một cách thích hợp. Tại Sao Các Mục Tiêu Là Quan Trọng Mục Tiêu 3. Xác định một số lợi ích của mục tiêu và mục đích. Bởi vì những mục tiêu cuối cùng hay mục tiêu tổ chức dường như rõ ràng, nhiều người lãnh đạo không nhận thấy tầm quan trọng của việc nói rõ những mục tiêu. Họ có khuynh hướng cảm thấy rằng “làm theo ý Chúa” và “chinh phục linh hồn hư mất” là đủ. Tuy nhiên, như chúng ta đã học trong bài học về việc lập kế hoạch, chúng ta phải tìm kiếm sự dẫn dắt thuộc linh trong những giai đoạn lập kế hoạch để đạt hiệu quả tốt nhất trong vị trí lãnh đạo. 1. Mục tiêu giúp tiết kiệm thời gian, công sức và nguồn lực. Bằng việc nói rõ các mục tiêu, chúng ta có thể tập trung việc sử dụng những nguồn lực vào những mục tiêu cụ thể mà không lãng phí và hoang mang. 2. Mục tiêu thúc đẩy sự hợp tác. Con người nhận thấy nhu cầu cộng tác khi có một lý do rõ ràng cho sự hợp tác của họ. 3. Mục tiêu cung cấp một cơ sở để ước lượng. Bất kỳ hoạt động nào được ước lượng sẽ có hiệu quả tốt. 4. Mục tiêu giúp chúng ta khám phá các ân tứ và tài năng. Khi một kết quả mong đợi được nói rõ, người ta nhận thức rõ hơn những ân tứ và tài năng nào cần thiết để đạt được mục tiêu. __________________ LIÊN ĐOÀN TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM / Mục sư LÊ MINH ĐỨC (INTER EVANGELISTIC MOVEMENT) Email : [email protected] / [email protected] Web.: liendoantruyengiaophucam.org https://www.youtube.com/@lienoantruyengiaophucami.e5198/featured https://www.youtube.com/@mucsuleminhuc5649 https://www.youtube.com/@CLOISONGCN https://www.youtube.com/@IEMREAP 1. LÃNH ĐẠO (Ph.8 / Trường Chức Vụ cấp II) https://youtube.com/playlist?list=PLcBL5R9FCeahlI8JTtfVanWF6BB43Dar3&si=qjiTPwU6D9U-NmUG 2. LÃNH ĐẠO (Leadership) https://youtube.com/playlist?list=PLLvXUB4w939OAYi9EAL-2rq9TpQz8JxTg&si=45rpjSvHMQ9VnJ2s 3. LÃNH ĐẠO TRONG TINH THẦN ĐẦY TỚ https://youtube.com/playlist?list=PLcBL5R9FCeahuqVJ6QMZP_8jcjGMsclOo&si=7DpbaGBJmUmP9Lxa