B16 - Tuệ Minh Sát - 8 Tầng Thiền - 7 Giai Đoạn Thanh Tịnh - Trí Tuệ P3 | Thiền Sư Kyunpin

B16 - Tuệ Minh Sát - 8 Tầng Thiền - 7 Giai Đoạn Thanh Tịnh - Trí Tuệ P3 | Thiền Sư Kyunpin

29 Lượt nghe
B16 - Tuệ Minh Sát - 8 Tầng Thiền - 7 Giai Đoạn Thanh Tịnh - Trí Tuệ P3 | Thiền Sư Kyunpin
Hôm nay ngày 25/11/2024 tại Thiền Viện Phước Sơn tỉnh Đồng Nai, ngài thiền sư Kyunpin (ngài U Jaṭila) giảng Pháp. Hôm nay, Ngài tiếp tục giảng về các tâm sở đẹp và tâm sở trí tuệ. Hôm nay Ngài sẽ nói lại một lần nữa về các tuệ Minh Sát. Bởi vì có những người không quen với kinh điển Pāli thì có thể sẽ không rõ. Như vậy khi mà tính các tuệ thì có 16 tuệ, bắt đầu từ tuệ Phân Biệt Danh Sắc, tuệ Nhận Quả. Thứ ba là tuệ Thấu Đạt. Thứ tư là tuệ Sinh Diệt. Thứ năm là tuệ Diệt. Thứ sáu là tuệ Sợ Hãi. Thứ bảy là tuệ Khổ. Thứ tám là tuệ Nhàm Chán. Thứ chín là tuệ Muốn Giải Thoát. Thứ mười là tuệ Quán Sát Lại. Mười một là tuệ Xả Hành. Mười hai là tuệ Thuận Thứ. Mười ba là tuệ Chuyển Tánh. Mười bốn là Đạo Tuệ. Mười lăm là Quả Tuệ. Mười sáu là tuệ Ôn Duyệt Lại. Tuy nhiên, nếu mà tính về tuệ minh sát thì chỉ tính 10 tuệ. Tức là từ tuệ thứ ba cho đến tuệ mười hai. Tức là từ tuệ Thấu Đạt vô thường khổ vô ngã cho đến tuệ mười hai là tuệ Thuận Thứ. Còn từ mười ba là tuệ Chuyển Tánh, mười bốn là Đạo Tuệ, mười lăm Quả Tuệ, mười sáu là tuệ Ôn Duyệt Lại được gọi là tuệ siêu thế hay là trí tuệ thực sự. Như vậy, nếu mà những ai vẫn còn chưa hiểu rõ thì có thể đọc trong kinh điển Pāli thì rất là rõ ràng. Để gắn giữa các tuệ minh sát với các giai đoạn thanh lọc, các giai đoạn trong sạch hay là thanh tịnh. Thế thì ban đầu khi mà chúng ta bắt đầu giữ giới, rồi có được giới trọng sạch thì gọi là thanh tịnh giới, giới tịnh. Giai đoạn thứ nhất là giới tịnh trong 7 giai đoạn thanh tịnh giới. Thì tiếp theo khi chúng ta hành thiền thoát khỏi 5 chướng ngại hay là 5 triền cái, thì tâm trở nên trong sạch, gọi là tâm tịnh. Tiếp theo khi mà thiền sinh quan sát phồng xẹp, quan sát các hiện tượng tâm và vật chất, thì ban đầu chúng ta chỉ có niệm thầm phồng xẹp, nhưng mà tiến bộ hơn, thì thiền sinh sẽ thấy rõ các hiện tượng phồng xẹp, rồi là cái tâm quan sát ghi nhận đây là phồng xẹp, đây là cái tâm ghi nhận. Với thiền sinh quán hơi thở cũng tương tự như vậy. Hoặc là khi thiền đi, thiền sinh hiểu được các tiến trình thân và tâm, đây là tâm, đây là vật chất, thì có được tuệ phân biệt danh sắc. Đây là giai đoạn cái thấy trở nên trong sáng, rõ ràng, gọi là kiến tịnh. Tức là cái thấy của mình trở nên rõ ràng hơn Như vậy, ban đầu có đầy đủ cả 3 giai đoạn là giới tịnh, tâm tịnh và kiến tịnh. Rồi tiếp theo, mình bước vào cái tuệ thứ 2 là tuệ nhân quả. Ở tuệ này thì mình hiểu được về nhân và quả, các tiến trình tâm và vật chất, không có tôi, không có ta, không có ông ấy, bà ấy, không có một cái đấng sáng tạo nào, chỉ có các tiến trình tâm và vật chất. Khi mình hiểu được nhân quả như vậy, thì mình loại trừ được hoài nghi. Cho nên giai đoạn này được gọi là đoạn nghi kiến tịnh - loại trừ được hoài nghi. Rồi tiếp theo là khi thấy rõ được sự sinh diệt của các hiện tượng tâm và vật chất, thì bước sang giai đoạn thứ 5 là đạo phi đạo tri kiến tịnh. Tức là biết rõ đâu là con đường, đâu không phải là con đường. Tiếp theo là sang giai đoạn thành tịnh thứ 6, là đạo tri kiến tịnh, bắt đầu từ tuệ diệt cho đến các tuệ cao hơn, là tuệ thứ 12. Rồi giai đoạn thứ 7, là tri kiến tịnh, là Đạo Tuệ, Quả Tuệ, và các tuệ cao hơn. Như vậy đây là cách mà chúng ta có thể kết nối giữa các giai đoạn thành tịnh với 16 tầng tuệ Minh Sát và 7 giai đoạn thanh tịnh. Tiếp theo là mối quan hệ giữa 8 tầng thiền với các tuệ Minh Sát. Khi nói đến các tầng thiền Jhāna thì người ta thường nghĩ đến thiền định. Nhưng thực ra trong kinh điển Pāli có nói đến 2 loại tầng thiền, tầng thiền trong vipassanā và tầng thiền trong samatha, tầng thiền định. Tầng thiền trong vipassanā và tầng thiền trong samatha tương tự giống nhau, nhưng mà không phải hoàn toàn giống nhau 100%. Nếu mà nói về kinh nghiệm hỷ lạc, thì nó là như nhau, nhưng mà đối tượng thì khác. Khi thiền sinh hành thiền vipassanā đạt đến cái tuệ thứ 3 là tuệ thấu đạt, thấy bản chất các hiện tượng là không bền chắc, là không có ngã và khổ. Tương đương khi đó là tầng thiền thứ nhất, tức là có tầm, có tứ, có hỷ, có lạc. Thế thì là tầng thiền thứ nhất trong thiền định cũng vậy, cũng có tầm, có tứ, có hỷ, có lạc. Tuy nhiên những điểm khác trong vipassanā thì chúng ta có được tuệ Minh Sát, thấy được sự sinh và diệt của các hiện tượng tâm và vật chất, thấy được bản chất của các hiện tượng là không bền chắc, là không có ngã và khổ. Trong Minh Sát có được định tâm, đạt được tầng thiền này là nhờ vào quan sát sự sinh diệt của các hiện tượng tâm và vật chất. Khi mà thiền sinh tiến bộ hơn đến tuệ Sinh Diệt - tuệ thứ tư, giai đoạn đầu của tuệ sinh diệt thì lúc này là tương ứng với tầng thiền thứ hai, tức là còn tứ, hỷ và lạc, không còn tầm. Như vậy, nó cũng tương tự với tầng thiền thứ hai trong thiền định. ----- Thiền Sư Kyunpin (U Jaṭila) Thiền Viện Phước Sơn - Đồng Nai (7/11/2024 - 19/12/2024) #thiensukyunpin #thiensuzatila #thiensujatila