# 96. CÁCH XỬ TRÍ TÁO BÓN TẠI NHÀ ? DR DI QUANG BUI
- link đăng ký kênh tại
https://www.youtube.
Khi nào gọi là Táo bón ? khi đại tiện dưới 3 lần/ tuần, phân khô cứng, khó đi cầu, phải dùng sức rất nhiều để đẩy phân ra ngoài.
Hiểu về táo bón, chúng ta nên biết về cơ chế hoạt động của hệ tiêu hóa:
1. Miệng-Thực quản-Dạ dày-Ruột non
Ba cơ quan đóng vai trò quan trọng tiêu hóa thức ăn gồm: Tuyến tụy- Gan– Túi mật.
2. Đại tràng giúp hấp thụ nước và chất dinh dưỡng còn lại.
3. Trực tràng :
Đây là bộ phận kết nối đại tràng với hậu môn nhiệm vụ nhận phân từ đại tràng và kích thích các dây thần kinh truyền đến vỏ đại não, cho biết cảm giác muốn đi đại tiện.
4. Hậu môn: được cấu tạo từ các cơ sàn chậu và hai cơ thắt hậu môn gồm cơ bên trong và cơ bên ngoài, đựng và đào thải phân.
VẬY CƠ CHẾ TÁO BÓN XẢY RA KHI NÀO ?
1. Để đi qua toàn bộ đường ống tiêu hóa, thức ăn mất khoảng 24 đến 72 giờ, nếu quá thời gian này là bị táo bón.
2. Các nguyên nhân làm chậm trễ di chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa
3. Đại tràng, trực tràng và hậu môn đóng vai trò quan trọng gây táo bón
4.Bệnh lý tại hậu môn như nứt hậu môn, bệnh trĩ nhiễm trùng, sau hậu môn trực tràng .
5. Các bệnh lý ngoài hệ tiêu khác ảnh hưởng đến đại trực tràng gây táo bón .
NGUYÊN NHÂN TÁO BÓN
1. Do chế độ sinh hoạt, ăn uống, dùng thuốc, mang thai:
• Chế độ ăn uống thiếu chất xơ
• Thiếu nước
• Ít vận động hoặc ít tập thể dục
• Nhịn đại tiện
• Tác dụng phụ thuốc chống tăng huyết áp, thuốc giảm đau, lợi tiểu, thuốc kháng axit….
• Quá lạm dụng thuốc nhuận tràng
• Thai kỳ
2. Bệnh lý thực thể: khối u, polyp, khối phân làm cho ống tiêu hóa bị tắc nghẽn.
Bệnh lý tại hậu môn trực tràng , hội chứng ruột kích thích thể táo bón...
3.Bệnh lý toàn thân:
*các bệnh về tâm lý rối loạn lo âu, trầm cảm
*bệnh thần kinh (tủy sống, sau đột quỵ, chấn thương đầu, Parkinson,),
*rối loạn nội tiết đái tháo đường, suy giáp
*bệnh mô liên kết lupus, xơ cứng bì
Táo bón lâu ngày biến chứng như thế nào?
- Mắc bệnh trĩ.
- Bị nứt hậu môn.
- Sa trực tràng.
- Tắc ruột do phân..
- Ăn không ngon, ngủ kém, căng thẳng .
-Nguy hiểm nhất là trường hợp táo bón phát hiện kèm u đại trực tràng.
KHI BỊ BÓN CẦN ĐI TIÊU NGAY
Cách đi ngoài ngay lập tức đơn giản tại nhà
1. Uống nước ấm
Trước khi vào nhà vệ sinh khoảng 30 phút nên uống một cốc nước ấm
Cùng một bữa ăn nhiều chất xơ từ yến mạch, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu , quả hạch..
2.Thay đổi tư thế ngồi:
Nếu ngồi xổm thì toàn bộ phần cơ thắt hậu môn sẽ được thả lỏng nên chất thải trong cơ thể sẽ dễ dàng bị tống ra bên ngoài.
Hãy kê một ghế nhỏ cao khoảng 20cm bên bồn cầu , đặt chân lên đó để đầu gối được nâng lên .
3.Dùng thuốc bơm hậu môn
Thuốc còn giúp xoa dịu niêm mạc, giảm tình trạng chảy máu hoặc đau do quá trình đại tiện.
Khi đi ngoài ngay lập tức hãy dùng loại thuốc này nhưng chỉ nên áp dụng khi đã thực hiện các giải pháp khác mà không thấy hiệu quả.
Không được lạm dụng để tránh hình thành thói quen phụ thuộc thuốc khiến cho khả năng đại tiện tự nhiên bị mất đi.
Có thể dùng thuốc đặt glycerin hoặc bisacodyl hay bơm Fleet enema loại 66ml, loại 133 ml được sử dụng để tống tháo một cách nhanh chóng ở ruột .
Khi cần thụt tháo để đi tiêu rất nhanh sau 5- 10 phút
4. Massage :
Tác dụng: Giúp tăng tần suất đi đại tiện, tăng vận chuyển đại tràng , giảm các cơn đau, khó chịu.
Cách thực hiện: dùng tay xoa lên bụng quanh rốn theo chiều kim đồng hồ .
5. Sử dụng thuốc nhuận tràng
Nếu uống thuốc nhuận tràng trong khoảng 2 giờ sau ăn thì 6 - 8 giờ tiếp sau đó có thể đi ngoài được.
Chỉ dùng thuốc nhuận tràng dạng uống khi chỉ bị táo bón và không có triệu chứng đi kèm khác như đau bụng, buốn ói, ít trung tiện …
Các loại thuốc nhuận tràng: có 1 video tiếp theo.
PHÒNG NGỪA TÁO BÓN
1. Uống nhiều nước, trung bình lượng nước tương đương 4 x cân nặng .
2.Tập đi vào buổi sáng hằng ngày.
3. Tập thể dục thường xuyên: giúp các cơ trong hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt hơn, do đó phân di chuyển dễ hơn. Hãy cố gắng vận động mỗi ngày trong tuần.
4. Bổ sung chất xơ từ rau củ quả, yến mạch, quả hạch, ngũ cốc nguyên hạt, hạt chia.
Một số lưu ý:
- Không nên ăn chất xơ đã được nấu quá nhừ.
- Ngâm rửa vỏ trái cây thật kỹ để loại bỏ chất bảo vệ thực vật .
- Chất xơ hút rất nhiều nước nên uống nhiều nước.
5. Khi tự mua thuốc cần biết và tránh các thuốc gây táo bón.
Tham khảo
Uptodate: Management of chronic constipation in adults 9/2023
Alison Blenkinsopp, Paul Paxton and John Blenkinsopp (2014). Symptoms in the Pharmacy - A Guide to management of common illnesses 7th.
The Guardian