Thêm một kiểu góc nhìn (wiew) nữa mà trong điện ảnh hay gọi là cỡ cảnh hoặc góc máy, gồm góc nhìn toàn cảnh, trung cảnh, cận cảnh và đặc tả, và thường liên quan mật thiết tới tiêu cự của ống kính. Trong một buổi chụp chân dung hoặc 1 điểm chụp phong cảnh, chúng ta nên quan sát thật kỹ và cố gắng tìm kiếm những đặc điểm chung và riêng của người mẫu hoặc cảnh để chụp được nhiều góc nhìn khác nhau này giúp buổi chụp phong phú và có kết quả tốt nhất.
- Góc nhìn toàn cảnh (long shot hoặc wide shot) sẽ giúp chúng ta ghi lại toàn bộ vẻ đẹp của một khung cảnh hoặc một địa điểm đầy đủ nhất đối với ảnh phong cảnh.
- Góc nhìn trung cảnh (medium shot) là góc nhìn thể hiện một phần đẹp nhất của góc toàn cảnh đối với ảnh phong cảnh hoặc bán thân đối với ảnh chân dung.
- Góc nhìn cận cảnh (closeup) là một góc nhìn hẹp để mô tả vẻ đẹp cụ thể trong một quang cảnh chung trong nhiếp ảnh phong cảnh như một cái cành cây, một đoạn đường, một vài bông hoa và nó cũng chính là góc nhìn đầu vai trong nhiếp ảnh chân dung.
- Góc nhìn đặc tả (Extreme Close-up) là góc nhìn cực hẹp và chi tiết hơn nữa đối với 1 phần của góc nhìn cận cảnh, chi tiết hóa một phần của chủ thể như đôi mắt, đôi môi của người mẫu hoặc chi tiết các sinh vật hoặc đồ vật nhỏ bé trong nhiếp ảnh macro. Góc nhìn này cực kỳ đặc biệt chỉ có trong nhiếp ảnh vì không hề giống mắt người nhìn các sự vật, hiện tượng. Góc nhìn này thường ít được sử dụng nhất vì vừa khó chụp, vừa cần những ống kính đặc biệt cùng khả năng lấy nét rất gần như các ống kính macro.
4 - BỐ CỤC
Bố cục trong nhiếp ảnh được hiểu là cách sắp xếp các yếu tố, thành phần trong khung hình ở phạm vi giới hạn nào đó sao cho phù hợp ý tưởng hoặc nổi bật chủ thể hay hướng tới mục tiêu cốt lõi của tác phẩm mà người chụp muốn truyền tải cho người xem. Trên thực tế, bố cục nhiếp ảnh hoàn toàn không có quy chuẩn cố định, nhưng việc đúc kết và tuân thủ những quy tắc bố cục của các thế hệ đi trước để lại đã được các thế hệ sau này áp dụng thành công.
- Qui tắc 1/3
- Qui tắc trung tâm và đối xứng
- Qui tắc đường dẫn
- Qui tắc đóng khung
- Qui tắc tiền cảnh
- Qui tắc hội tụ
- Qui tắc tối giản
5 - ÁNH SÁNG
- Nguồn sáng: Ánh sáng tự nhiên từ mặt trời, mặt trăng và ánh sáng nhân tạo như đèn chiếu sáng trong nhà và ngoài trời. Nhìn trên góc độ của người chụp ảnh thì ánh sáng có thể phân chia thành ánh sáng bị động và ánh sáng chủ động là nguồn sáng nhỏ của các NAG như đèn chớp flash hoặc đèn sáng liên tục LED để bổ sung cho những chủ thể chính trong bức ảnh.
- Cường độ ánh sáng: Là độ mạnh yếu của ánh sáng và liên quan trực tiếp tới tốc độ chụp ảnh.
- Chất lượng ánh sáng: Mềm hard-light và cứng soft-light được xác định bởi kích thước của nguồn sáng so tương quan với chủ thể của bức ảnh trong một không gian hẹp và gắn liền với độ tương phản của cảnh.
- Màu sắc của ánh sáng: Ánh sáng mặt trời có màu tương đối trắng trong hầu hết thời gian trong ngày trừ thời gian mặt trời mọc và mặt trời lặn cho màu cam ở giờ vàng và thời gian ngắn trước khi mặt trời mọc và sau mặt trời lặn cho màu xanh (giờ xanh).
- Hướng đi của ánh sáng: là yếu tố sẽ quyết định việc tạo ra hay xóa bỏ hình khối, tạo ra hay xóa bỏ chi tiết, tạo ra hay xóa bỏ độ tương phản, tăng hay giảm sắc độ, làm thay đổi phần nào màu sắc...
o Ánh sáng thuận: thể hiện được nhiều chi tiết, nhiều chủ thể nhất trong khuôn hình nhưng ảnh thường bị bẹt nên không được ưa thích.
o Ánh sáng ngược: thường tạo viền sáng quanh các chủ thể nhưng lại tạo ra bóng đen trên chủ thể, che dấu chi tiết ở vùng tối nên thường rất khó chụp do dải tương phản động của cảnh quá lớn so với dải tương phản động của cảm biến máy ảnh. Bù lại, những người có kỹ thuật chụp và khả năng hậu kỳ tốt sẽ tạo ra những bức ảnh nghệ thuật và chiều sâu không gian nên cũng khá được ưa chuộng trong thể loại nhiếp ảnh nghệ thuật.
o Ánh sáng ngang: là ánh sáng chiếu tới chủ thể từ phía phải hay phía trái, soi sáng một nửa chủ thể còn phía bên kia chìm thường là bóng đen, là loại ánh sáng cũng ít được sử dụng.
o Ánh sáng chếch (hoặc xiên) được ưa chuộng nhất trong nhiếp ảnh, nghĩa là ánh sáng chiếu vào chủ thể dưới một góc khoảng từ 30 đến 60 độ đều có bóng đổ và tạo ra được không gian 3 chiều. Ánh sáng xiên ngược có xu hướng được ưa chuộng hơn trong nhiếp ảnh vì có chiều sâu không gian hơn khi có thêm ánh sáng viên quanh các chủ thể tạo thêm chiều sâu hơn trên từng chủ thể và dễ chụp và hậu kỳ hơn ánh sáng ngược.
o Ánh sáng thẳng từ trên xuống như ánh sáng trời lúc giữa trưa, che hết chi tiết trong phần tối, tạo bóng đổ ngắn, gắt và thô kệch.
0:00 Giới thiệu kênh
0:16 Góc nhìn
2:56 Bố cục
5:41 Ánh sáng
#photography #Fujifilm #technical #technicalanalysis